Phát triển hạ tầng trạm sạc là yếu tố then chốt cho sự thành công của một thương hiệu xe điện. Tuy nhiên, BYD lại không có kế hoạch phát triển hạ tầng trạm sạc riêng.
Không có trạm sạc riêng
Hãng xe điện Trung Quốc mới đây đã "chào sân" bộ 3 sản phẩm ô tô điện nằm ở các phân khúc khác nhau bao gồm Seal, Dolphin và Atto 3 trong tuần sự kiện lái thử tại Việt Nam mang tên "Tuần lễ BYD - Technology Green Future".
Ngoài việc lái thử và trải nghiệm các dòng xe, phía BYD còn đưa ra chiến lược phát triển lâu dài tại Việt Nam. Trong đó, việc hãng không đầu tư phát triển trạm sạc riêng rất được quan tâm.
"Hiện BYD không có kế hoạch đầu tư phát triển hạ tầng trạm sạc riêng. Đây là chiến lược lâu dài của cả tập đoàn trên toàn cầu, cũng như tại Việt Nam nói riêng", ông Võ Minh Lực, Giám đốc điều hành BYD Việt Nam, cho biết.
"Để giải quyết vấn đề này, hãng đưa ra giải pháp sẽ tặng kèm khách mua xe bộ sạc 7kW tại nhà và hỗ trợ lắp đặt miễn phí. Đây cũng là nhóm khách hàng đầu tiên mà BYD hướng tới", ông nói thêm.
Ngoài ra, hiện có 20 đại lý của BYD đang được xây dựng, và hãng cũng đang trong giai đoạn đàm phán với 20 nhà đầu tư khác. Tất cả đại lý đều trang bị trạm sạc và có thể xem đây là mạng lưới trạm sạc riêng của hãng tại Việt Nam.
"Bênh cạnh đó, BYD cũng đang làm việc với các đối tác cung cấp trạm sạc bên thứ ba để mở rộng hạ tầng sạc, cũng như đưa ra được mức giá sạc tốt hơn đáng kể dành riêng cho các khách hàng dùng xe của hãng", ông Lực giải thích thêm.
Đây được xem là những giải pháp bước đầu để BYD có thể đáp ứng nhu cầu sạc xe của phần lớn khách hàng trong giai đoạn đầu hãng gia nhập thị trường Việt.
Những rào cản lớn khiến BYD khó thành công tại Việt Nam
BYD cho ra mắt bộ 3 sản phẩm gồm Atto 3, Dolphin, Seal vốn ba mẫu xe thành công nhất của BYD tại rất nhiều thị trường quốc tế, gồm cả các nước ASEAN như Thái Lan, Malaysia hay Indonesia, do đó cũng sẽ có cơ hội lớn hơn để thuyết phục khách Việt.
Tuy nhiên, những rào cản mà BYD phải đối mặt tại thị trường Việt còn đến từ nhiều nguyên nhân khác. Trong đó phải kể đến thực tế là các dòng xe năng lượng xanh chưa thật sự phổ cập tại Việt Nam, tất cả đều đang trong giai đoạn "quá độ", người tiêu dùng vẫn đang dần thích nghi và sử dụng song song cả phương tiện xe xăng/dầu truyền thống.
Giải pháp mặc dù đã được đưa ra, nhưng việc BYD có cách tiếp cận khách hàng như hiện nay vô tình tạo ra rào cản tâm lý đối với người tiêu dùng, dự báo sẽ rất khó để sớm gặt hái được thành công.
Bên cạnh đó, định kiến về những chiếc xe có xuất xứ "Tàu" vẫn gây ra tâm lý e dè cho người tiêu dùng, đặc biệt khi nói về chất lượng sản phẩm. Đơn cử như mẫu xe sedan MG5 được đánh giá 0/5 sao về độ an toàn của ANCAP là một ví dụ.
Ngoài ra, việc phát triển hệ thống trạm sạc phủ khắp được xem là yếu tố then chốt cho sự thành công của một thương hiệu xe điện. Tuy nhiên, BYD lại lựa chọn đi "ngược chiều" khi không đầu tư trạm sạc riêng giống như các hãng khác.
475 triệu
410 triệu
380 triệu
310 triệu
455 triệu
470 triệu