Mùa mưa bão, đường trơn trượt tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Do đó, lái xe cần lưu ý kỹ thuật đổ đèo để đảm bảo an toàn, nhất là với xe tự động.
Vào ngày 30.4 vừa qua, vụ chiếc ôtô Suzuki XL7 lao xuống vực cao khoảng 70m ở dốc Đề Pua (Điện Biên) đã khiến dư luận quan tâm đặc biệt. May mắn, tất cả 5 thành viên trong gia đình có mặt trên chiếc đều an toàn.
Sự việc trên cũng là lời cảnh tình cho các tài xế khi đi đến vùng núi, đường quanh co và cần trang bị kiến thức đổ đèo an toàn với xe số tự động để tránh những sự cố đáng tiếc xảy ra.
Kiểm tra nhiên liệu và hệ thống an toàn của xe
Trên đường đèo thường có rất ít trạm nhiên liệu, do đó trước khi chạy, lái xe cần kiểm tra xem xe còn đủ nhiên liệu hay không.
Bên cạnh đó, việc kiểm tra hệ thống phanh chính là điều cần thiết nhất để có thể kiểm soát tốc độ xe một cách chính xác. Ngoài ra, hệ thống lái và lốp xe cũng cần được kiểm tra để đảm bảo rằng đang trong tình trạng tốt, đảm bảo khả năng điều khiển xe mượt mà và an toàn trên những đoạn đường dốc.
Đổ đèo không rà phanh
Một trong những sai lầm của nhiều tài xế đó là rà phanh liên tục khi đổ đèo. Điều này sẽ khiến phanh chịu áp lực lớn, bị nóng, mòn hoặc thậm chí cháy phanh làm giảm hiệu quả phanh và tiềm ẩn nguy cơ mất kiểm soát xe.
Do đó khi đổ đèo, tài xế cần sử dụng phanh động cơ bằng cách chuyển xe về số thấp và chỉ đạp phanh trong trường hợp cần thiết.
Bên cạnh đó, tài xế nên sử dụng kỹ thuật nhấn phanh một cách nhẹ nhàng và giữ trong vài giây rồi nhả ra, sau đó lặp lại quá trình này. Kỹ thuật này giúp phanh không bị quá tải và giảm thiểu sự mài mòn không cần thiết.
Nên tận dụng phanh bằng động cơ
Sử dụng phanh động cơ là một kỹ thuật lái xe hiệu quả, đặc biệt khi xuống dốc, đổ đèo với xe số tự động.
Khi xe bắt đầu đổ dốc, việc chuyển hộp số về chế độ L hoặc S là cần thiết. Chế độ này giúp xe vận hành với vòng tua máy cao, qua đó giúp phần nào hãm tốc độ. Khi đó, động cơ đóng vai trò như một bộ phận phanh, giúp giảm tải cho hệ thống phanh đĩa và tránh hiện tượng phanh bị quá nhiệt, từ đó kéo dài tuổi thọ của phanh và tăng độ an toàn.
Ngoài ra, phanh động cơ còn giúp duy trì sự ổn định của xe khi đi qua các đoạn đường trơn trượt hoặc có nhiều sỏi đá. Việc này đòi hỏi người lái xe phải có sự quan sát kỹ lưỡng và phản ứng nhanh chóng, nhất là khi điều kiện thời tiết và đường xá không thuận lợi.
Lưu ý không bám sát vạch chia đường
Để đảm bảo an toàn cho các xe đi ngược chiều, cần chú ý không bám sát vạch chia đường, nhất là tại những khúc cua. Tuy nhiên nếu điều kiện thời tiết xấu, tầm nhìn hạn chế thì tài xế có thể quan sát vạch kẻ để di chuyển nhưng phải có khoảng cách để đề phòng các tình huống bất ngờ xảy ra.
Không được phép vượt ẩu
Đường đèo rất hẹp, có nhiều đoạn vòng, dốc và tầm nhìn bị hạn chế. Do đó, khi các xe vượt nhau mà không quan sát kỹ thì sẽ dễ xảy ra va chạm. Để đảm bảo an toàn, tài xế cần chú ý biển báo cấm vượt, vạch chia làn đường và không vượt ẩu tại các khúc cua, khi lên dốc...
Lưu ý quan sát biển báo nguy hiểm
Khi di chuyển, tài xế cần đặc biệt chú ý quan sát các biển báo nguy hiểm trên đường. Điều này giúp chủ động kiểm soát được các tình huống bất ngờ có thể xảy ra, bình tĩnh xử lý và đảm bảo an toàn cho chuyến hành trình.
Chú ý tập trung quan sát và phản ứng nhạy bén
Quan sát và phản ứng linh hoạt là hai kỹ năng lái xe thiết yếu, đặc biệt quan trọng khi đổ dốc. Tài xế cần luôn giữ tầm nhìn xa và rộng, quan sát cẩn thận mọi chuyển động phía trước và xung quanh xe để kịp thời xử lý các tình huống bất ngờ.
Khi xuống dốc, việc phát hiện sớm các chướng ngại vật, ổ gà hoặc sự thay đổi đột ngột lưu lượng giao thông có thể giúp tài xế đưa ra quyết định chính xác, từ đó điều chỉnh tốc độ hoặc đường đi một cách an toàn.
Phản ứng linh hoạt không chỉ dừng lại ở việc điều khiển tốc độ và hướng đi. Tài xế cần sẵn sàng thay đổi kế hoạch lái xe tùy theo điều kiện thời tiết, tình trạng mặt đường và các yếu tố bất ngờ khác. Điều này đòi hỏi tài xế phải có kinh nghiệm và sự nhạy bén để đánh giá đúng tình hình và đưa ra các phản ứng phù hợp.
(Nguồn: laodong.vn)
485 triệu
320 triệu
430 triệu
195 triệu
310 triệu
470 triệu